Quy tắc vòng điện áp và Quy tắc nút dòng điện

Trong khi phân tích mạch điện chúng ta thường áp dụng hai định luật  Kirchhoff là Quy tác vòng điện áp và Quy tắc nút dòng điện. Đây là 2  quy tắc quan trọng để tính toán một mạch điện:

Quy tác vòng điện áp: Tổng điện áp rơi trên các phẩn tử ghép liên tiếp nhau theo 1 vòng kín (đi dọc theo vồng mỗi nhánh và nút chỉ gặp 1 lẩn trừ nút xuất phát) bằng 0 (hay giá trị điện áp đo theo mọi nhánh song song nối giữa 2 điểm khác nhau A và B của 1 mạch điện là như nhau).

Định luật Kirchhoff về điện áp và Phương trình định luật Kirchhoff điện áp cho mạch

 

Đối với bất kỳ vòng kín nào của mạch điện, định luật Kirchhoff về điện áp được phát biểu: “tổng đại số của các điện áp bằng không”.

Điện áp có thể là nguồn hoặc do dòng điện chay trên phần tử thụ động gây nên điện áp (đôi khi còn gọi là điện áp rơi).

Định luật áp dụng tốt cho các mạch điện có nguồn không đổi, một chiều, hoặc nguồn biến đổi theo thời gian, v(t) và i(t).

Phương pháp dòng vòng dựa trên định luật Kirchhoff về điện áp

Quy tắc nút dòng điện: Tổng các dòng điện đi ra khỏi một điểm (nút) của mạch điện luôn bằng tổng các dòng điện đi vào nút đó.

Điểm kết nối của hai phần tử hoặc nhiều hơn được gọi là nút. Kết nối giữa hai phần tử gọi là nút đơn, kết nối với 3 phần tử hoặc nhiều
hơn được gọi là nút chính (nút).

READ  Chuẩn và sai số chuẩn trong đồ gá

Định luật Kirchhoff về dòng điện được phát biểu: tổng đại số các dòng điện của một nút bằng không.

Một cách phát biểu khác: tổng các dòng điện đến nút bằng tổng các dòng điện đi khỏi nút.

Phương pháp phân tích mạch theo điện áp nút dựa trên định luật này. Cơ sở của định luật là luật bảo toàn điện tích

Phương trình định luật Kirchhoff dòng điện cho mạch điện

Điện áp và dòng điện là hai thông số trạng thái cơ bản của một mạch điện. Sự liên hệ tương hỗ giữa 2 thông số này thể hiện qua điện trở (trở kháng). Điện trở của một phần tử có thể là tuyến tính hay phi tuyến tùy theo quan hệ hàm số u =f(i) giữa điện áp trên 2 đầu và dòng điện đi qua nó. Đường đổ thị biểu diễn quan hệ hàm số u = f(i) gọi là đặc tuyến Vôn – Ampe của phẩn tử.