Ngày nay, nồi cơm điện có thể nói là một vật dụng nhà bếp không thể thiếu. Là một dụng cụ với tính năng tốt hỗ trợ công việc nấu nướng trong gia đình. Ở nồi cơm điện khi sử dụng lâu ngày, bạn sẽ trải qua trường hợp nồi cơm điện của bạn nhảy sớm, nguyên nhân của nó chính là do hoạt động của rơ le nhiệt nồi cơm điện có vấn đề. Vậy, rơ le nồi cơm điện là gì? Rơ le hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến nồi cơm điện?
Khái niệm và cấu tạo nồi cơm điện
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu rơ le nhiệt, chúng ta hãy cùng xem lại các khái niệm cũng như cấu tạo của nồi cơm điện
Khái niệm
Nồi cơm điện là vật dụng dùng để làm chín cơm tự động, với thiết kế nấu cơm bằng cơ chế hấp gạo.
Bao gồm nguồn nhiệt cung ứng, một nồi nấu và một thiết bị cảm ứng nhiệt. Thiết bị cảm ứng có tác dụng đo nhiệt độ của nồi và kiểm soát lượng nhiệt tác động.
Có rất nhiều loại nồi cơm điện với thiết kế nhiều cảm biến và nhiều chức năng đa dạng hơn.
Cấu tạo
Nồi cơm điện được cấu tạo từ một vài bộ phận
Vỏ nồi
Là lớp vỏ bọc bên ngoài của nồi, được làm từ vật liệu thép không gỉ hoặc làm bằng nhựa.
Chức năng của vỏ nồi:
- Vỏ nồi có chức năng bảo quản các bộ phận bên trong, đảm bảo an toàn cho thiết bị cũng như người sử dụng.
- Giusp giữ nhiệt độ ổn định trong lúc nồi đang hoạt động.
- Ngoài ra vỏ nồi còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm, tạo hiệu ứng bắt mắt cho người lựa chọn.
Nắp nồi
Nồi cơm điện có 2 dạng nắp, đó là nắp nồi loại rời và loại gài.
- Đối với nắp nồi loại rời: đây là loại nắp thoát hơi nhiều trong lúc nấu, dễ vệ sinh và lau chùi
- Đối với nắp nồi loại gài: Loại này khá khó khăn trong việc vệ sinh, nhưng có thể đảm bảo được an toàn trong lúc nấu nướng.
Thân nồi
Là bộ phận được dùng để bảo vệ xoong tránh các tác động từ bên ngoài, có chức năng giữ nhiệt để cơm được ấm
Hiện nay, thân nồi được thiết kế với 3 lớp hiện đại:
- Lớp trong cùng: giữ vai trò tỏa nhiệt làm ấm đều cho xoong
- Lớp thứ 2: đây là lớp cách nhiệt, được làm bằng vật liệu sứ, giúp giữ nhiệt cho nồi cơm
- Lớp ngoài cùng: lớp vỏ nồi, đây là lớp tiếp xúc bên ngoài nồi cơm, được làm bằng thép chống gỉ, chịu được nhiệt độ tốt. Thường sẽ được trang trí để làm đẹp tăng tính thẩm mỹ.
Mâm nhiệt
Mâm nhiệt là bộ phận giúp tạo nhiệt cho nồi cơm giúp cơm chín
Mâm nhiệt được đặt dưới đáy xoong có các rãnh nhiệt để truyền nhiệt đều. Được thiết kế bám sát vào đáy xoong nên hiệu suất nấu chín cơm nhanh hơn.
Xoong
Đây là bộ phận chứa cơm, được làm từ hợp kim nhôm, chịu nhiệt tốt. Xoong được phủ một lớp chống dính giúp cơm không bị dính vào nồi.
Bộ điều khiển
Có chứa rơ le, được sử dụng để chuyển chế độ của nồi cơm từ chế độ nấu sang giữ ấm
Rơ le nhiệt nồi cơm điện là gì?
Rơ le nhiệt là thiết bị được dùng với công dụng tự động đóng hoặc ngắt dòng điện khi nhận thấy dấu hiệu nhiệt quá tải. Thường hoạt động dựa trên nguyên lý về sự giãn nở của các thanh kim loại khi đốt nóng.
Rơ le nhiệt nồi cơm điện là thiết bị giúp cho nồi cơm của bạn chuyển từ trạng thái nấu (Cook) sang trạng thái giữ ấm (Warm) đúng lúc. Đây là thiết bị rất tiện ích trong việc nấu nướng.
Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt nồi cơm điện
Rơ le nhiệt hoạt động phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi nhiệt độ quá lớn sẽ làm cho tấm kim loại trong rơ le bị đốt nóng gây ra hiện tượng giãn nở.
Rơ le nhiệt nồi cơm điện là một loại rơ le hoạt động với cơ chế cảm biến nhiệt độ. Được thiết kế dạng hình tròn nhỏ gắn ở giữa của mâm nhiệt, mặt phía dưới của ro le sẽ gắn với lò xo.
Khi nhiệt độ đạt đến một mức cố định, hay có thể nói là cơm đã chín. Cảm biến có trong rơ le sẽ tự động ngắt chế độ nấu chuyển sang chế độ làm ấm cơm.
Trong chi tiết cấu tạo của rơ le nhiệt, bao gồm tấm kim loại kép. Phiến kim loại này sẽ được cấu thành từ hai thanh kim loại với chỉ số giãn nở khi gặp nhiệt độ sẽ khác nhau. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạt động có hiệu quả của thiết bị.
Dấu hiệu rơ le nhiệt nồi cơm điện bị hư và cách khắc phục
Nồi cơm của bạn sau một quá trình sử dụng dài sẽ có những biểu hiện của sự hư hỏng. Chẳng hạn như nồi cơm nhảy nút quá sớm (cơm sống) hoặc nhảy nút muộn (cơm khê).
Nồi cơm điện của bạn có nhảy đúng lúc hay không phụ thuộc vào cảm biến của rơ le nhiệt nằm ở trên mâm nhiệt dưới đáy nồi. Độ nhạy của cảm biến rơ le quyết định nồi cơm nhảy sớm hay muộn. Khi sử dụng quá lâu thì độ nhạy của cảm biến rơ le nhiệt cũng sẽ giảm đi.
Dưới đây là các bước tiến hành sửa nồi cơm điện bị nhảy sớm do rơ le bị hư
- Vệ sinh nồi cơm điện, đổ nước trong cốc hứng nước thừa, tháo lòng nồi ra
- Mở đáy nồi và kiểm tra. Bên trong đáy nồi có một thanh thép nối với nút ấn của nồi cơm điện ở giữa nồi.
- Thanh thép được nối trực tiếp với rơ le nhiệt. Nó được giữ bởi ba chấu xung quanh, tiến hành dùng dụng cụ để gỡ rơ le nhiệt ra.
- Sau khi tháo rơ le, ta tiến hành tháo lò xo ra khỏi rơ le và thay đổi độ dài của lò xo (co lò xo lại theo mức trong khoảng 5mmm)
- Cuối dùng, sau khi thay đổi độ dài rơ le thì gắn rơ le về lại vị trí ban đầu.
Nếu bạn không quá thành thạo cách sửa chữa, bạn nên đem nồi cơm điện của bạn đến các trung tâm bảo hành hoặc các nơi nhận sửa chữa để nhân viên ở đó có thể khắc phục các lỗi bằng việc thay rơ le mới hoặc sửa chữa rơ le cũ.