Đặc tính các giải tần âm thanh trong âm nhạc

Tui chả biết phân định từng cái dải tần số như này rồi lập luận đủ thứ có giúp được gì không. Ví dụ dải trầm 60Hz-250Hz kia. Loa nào chả đánh được tần số đó. Nhưng hay tới mức nào thì phụ thuộc vào phân khúc. Dởm thì chống điếc. Xịn thì nó đánh trầm nghe thoáng và sạch dù nội lực ra rất mạnh, đánh tiếng trống nghe ra sức căng của mặt trống và độ rung của tiếng trống nó đi trong không gian. Ko thiếu loa bookshelf nó đấm vỡ alo loa lớn khi thể hiện dải trầm với siêu trầm đâu. Treb cũng vậy, nhiều loa nó lên treb cao vút trời, cực kỳ sắc, sắc muốn xé toạc không khí nhưng nó lại ko xé tai mình, dịu tai vô cùng, thậm chí còn thấy treb nó bén khiếp nhưng lại ngọt ngào. Đối lập hoàn toàn với kiểu treb tịt ngòi hoặc chói tai mà mờ của tụi rởm.

Dải siêu trầm: từ 20 đến 60 Hz

Dải âm siêu trầm (sub-bass hay deep bass) từ khoảng 20 đến 50Hz là vùng tần số thấp nhất của âm thanh. Dải âm này thường được tai và cơ thể cảm nhận nhiều hơn là nghe thấy hoặc phân biệt được trực tiếp. Rất ít nhạc cụ có thể xuống được dải tần này, ngoại trừ piano (27,5Hz), vài loại kèn bass như contrabasson (29Hz), đàn contrabass (32,7Hz) và guitar bass (41,2Hz) v.v. Âm siêu trầm nếu có đầy đủ, sẽ đem lại cảm giác nền tảng vững vàng và sức mạnh tiềm tàng sâu lắng cho hệ thống âm thanh, thiếu nó, sẽ thấy cảm giác âm thanh mỏng, lỏng lẻo hoặc hơi nhạt. Chỉ có các loa bass cỡ lớn (40cm), có chất lượng cao mới có thể tái hiện hoàn hảo cả lượng và chất của dải tần này. Các loa cột bass nhỏ và bookshelf nhờ cộng hưởng thùng có thể đem lại phần nào dải tần này nhưng không đầy đủ và không rõ ràng. Tăng quá dải siêu trầm (như là bị cộng hưởng phòng nghe) sẽ làm âm thanh ầm ì, rền kéo đuôi hoặc cảm giác hơi mệt.

READ  Chỉnh bias để amply cục đẩy có tiếng nhạc hay hơn

Dải trầm: từ 60 đến 250 Hz

Dải âm trầm (bass) xác định mức độ dày hay mỏng cho âm thanh của bộ dàn, đồng thời tạo ra sự vững chãi về nhịp điệu nền tảng của cả bản nhạc. Nếu dải âm bass này yếu, âm thanh sẽ mỏng, thiếu sức sống động, mất cảm giác căng khỏe. Hầu hết âm bass trong các bản nhạc hiện đại nằm ở khu vực 90-200 Hz. Tăng quá cường độ trong khu vực âm trầm này (như cộng hưởng phòng) sẽ làm cho âm nhạc bị bùng nổ, bị ùm ùm hoặc kéo đuôi.

Hầu hết các loại loa kể cả bookshelf đều đáp ứng được dải âm này về lượng, tuy nhiên về chất thì rất khác nhau ở các loại loa.

Dải trung trầm: 250 đến 500 Hz

Dải trung trầm (low mid) từ 250 đến 500Hz, ngoài chức năng tái hiện các tần số chính trong khu vực đó của nhạc cụ, nó còn có chức năng quan trọng là tái hiện hầu hết hài âm của dải trầm và siêu trầm. Nếu hệ thống mà yếu dải này (chủ yếu nguyên nhân do loa) thì âm thanh sẽ thiếu sự ấm áp khò khè của giọng hát, nhất là giọng nam, thiếu sự dày dặn của một số nhạc cụ đặc trưng như tiếng saxophone, các âm thanh gai góc hoặc phừng phừng của contrabass hay guitar bass cũng rất mờ nhạt (vì như trên đã nói, dải âm này yếu tức là mất đi hài âm của dải trầm). Do sở thích, nhiều bác rất mê dải âm này qua giọng ca của các nam ca sĩ giọng trung trầm khò khè.

READ  Dùng thuyết điện tử để giải thích các hiện tượng nhiễm điện

Dải trung trầm bị tăng quá, sẽ tạo cảm giác một số nhạc cụ trở nên to lớn hơn bình thường, hoặc các nam ca sĩ chợt vạm vỡ, cường tráng bất thường, cổ họng to và giọng hát trở nên ồ ồ.

Dải trung: 500 Hz đến 2 kHz

Dải trung (mid range) là dải âm đặc biệt quan trọng, nó làm nổi bật giọng hát hoặc âm thanh nhạc cụ trong tổng thể bản nhạc. Tăng cường độ xung quanh vùng 1000Hz sẽ làm cho loa thường có màu âm “như loa kèn”. Nếu tăng quá mức tín hiệu ở khu vực này gây ra tiếng oang oang có thể gây mệt và mỏi tai.
Hiệu chỉnh khu vực này cần thận trọng, đặc biệt về giọng hát, nó có thể làm sai lệch giọng đôi chút bởi khu vực 500Hz đến hơn 2000Hz là khu vực tai người rất thính nhạy.

Dải trung cao: 2 đến 4 kHz

Từ 2 đến 4kHz cũng là vùng thính giác rất nhạy cảm, sự thay đổi tăng giảm ở khu vực này đều dẫn đến sự thay đổi lớn trong âm sắc của âm thanh. Dải trung cao nổi bật bởi các nhạc cụ gõ mang lại nhịp điệu, ví dụ snare, hihat, cymbal. Nếu được tăng cường, khoảng tần này sẽ làm tăng thêm tính rõ nét hay còn gọi là sự hiện diện của âm thanh. Tuy nhiên, tăng quá nhiều xung quanh phạm vi 3kHz cũng có thể gây ra mệt mỏi khi nghe.

READ  Tại sao sao trong amply thường cần thêm bộ tiền khuếch đại pre amp

Giọng hát nữ cao cũng nổi bật nhất ở dải này, nếu chỉnh quá, sẽ gây chói khi lên cao.

Dải tép thấp: 4 kHz đến 6 kHz

Dải tép thấp từ 4 đến 6kHz có tác dụng tạo ra sự rõ ràng và độ nét của âm thanh, với các bộ dàn bình dân, phần này đã được coi là tiếng tép rồi.
Tăng quá mức dải âm này có thể gây ra một cảm giác khó chịu. Giảm bớt một chút sẽ tạo cảm giác âm thanh lùi xa hơn và dường như trong hơn.

Dải tép: 6 kHz đến 20 kHz

Đây là khu vực của các nốt cao nhất trong dàn nhạc và chủ yếu là các hài âm của toàn thể dàn nhạc. Vì thế dải tép này cực kỳ quan trọng, nó quyết định đến độ mở về không gian, sự long lanh, cảm khác tươi tắn lung linh của âm nhạc. Dải tép kém về chất lượng và thiếu về số lượng sẽ làm toàn bộ bản nhạc bị mờ, cảm giác thiếu chi tiết, thiếu du dương. Tăng quá dải tép, nhất là vùng 6-8kHz cũng bị mệt tai.