Điện trở

 Dùng để hạn chế dòng điện.Chính xác hơn là tạo ra dòng điện có giá trị xác định nhờ định luật Ôm có thể tính được.

Phân loại: Trên thị trường có nhiều loại điện trở khác nhau. Tuỳ nhiệm vụ của bạn mà dùng các loại trở khác nhau.

Ví dụ:

phân loại điện trở theo độ chính xác: điện trở sai số 1%, 5%

Phân loại theo kiểu đóng vỏ: điện trở dán, điện trở chân cắm

Phân loại theo công suất chịu nhiệt: loại 1/8W, 1/4W, 1/2W, 1W, 2W, 3W…

Phân loại theo vật liêu: màng kim loại, loại màng cacbon…

Kí hiệu điện trở:
ky hieu dien tro 1.2.Cách đọc giá trị của điện trở: Giá trị của điện trở được vẽ trên thân điện trở. Đối với điện trở 4 vạch màu thì 3 vạch đầu tiên biểu thị giá trị của điện trở, vạch thứ 4 là sai số của điện trở. Màu biểu thị giá trị của điện trở và sai số của điện trở thể hiện trong bảng sau:

bang gia tri dien tro

 

Cách đọc giá trị điện trở :

mau dien tro

+ Đối với điện trở 4 mầu: 3 vạch giá trị thì 2 vạch đầu đọc là 2 số, vạch thứ 3 là vạch mũ. Giá trị của điện trở bằng: 2 vạch . 1 0 mũ vạch 3. Vạch thứ 4 là sai số.
+ Đối với điện trở 5 vạch và 6 vạch: 3 vạch đầu đọc liền nhau là giá trị điện trở, vạch thứ 4 là mũ, vạch thứ 5 là sai số. Giá trị của điện trở bằng: 3 vạch . 10 mũ vạch 4. Vạch thứ 5 là sai số.
+ Đối với điện trở dán(chip-resistor): Giá trị của điện trở bằng: 2 số đầu. 10 mũ số thứ 3.

READ  Hướng dẫn sử dụng cáp chuyển USB sang RS232 TTL UART PL2303HX

mau dien tro 1

 

Ví dụ:

mau dien tro 1

 

+ Đối với điện trở nhỏ hơn 10 Ôm(Ohm): Giá trị của điện trở bằng : vạch 1+ vạch 2 chia cho 10 mũ vạch 3. Vạch 3: đen =0 ;vàng = 1; bạc 2;

Ví dụ:

mau dien tro 3