Nội dung: Ứng dụng của Transistor, Cấp nguồn cho Transistor, Phân cực ( Định thiên ) cho Transistor hoạt động, Mạch phân cực có hồi tiếp. Phần cấu tạo và nguyên tắc hoạt động Transistor được trình bày trong bài: Transistor hoạt động thế nào?
- Ứng dụng của Transistor.
Transistor có thể xem là linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử; các loại IC thực chất là các mạch tích hợp nhiều Transistor trong một linh kiện duy nhất. Trong các mạch điện Transistor được dùng để khuyếch đại tín hiệu tương tự, chuyển trạng thái của mạch số, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v v…
- Cấp điện cho Transistor ( Vcc – điện áp cung cấp )
Để sử dụng Transistor trong mạch cần phải cấp cho nó một nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v… nguồn điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.
Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận
- Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)
- Phân cực (định thiên) cho Transistor .
* Phân cực : là cấp một nguồn điện vào chân B ( qua trở phân cực) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng khuyếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.
* Tại sao phải phân cực cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động ?: Để hiếu được điều này ta hãy xét hai sơ đồ trên :
- Ở trên là hai mạch sử dụng transistor để khuyếch đại tín hiệu, một mạch chân B không được phân cực và một mạch chân B được phân cực thông qua Rđt.
- Các nguồn tín hiệu đưa vào khuyếch đại thường có biên độ rất nhỏ ( từ 0,05V đến 0,5V ) khi đưa vào chân B( đèn chưa có phân cực) các tín hiệu này không đủ để tạo ra dòng IBE( đặc điểm mối P-N phaỉ có 0,6V mới có dòng chạy qua ) => vì vậy cũng không có dòng ICE => sụt áp trên Rg = 0V và điện áp ra chân C = Vcc
- Ở sơ đồ thứ 2 , Transistor có Rđt phân cực => có dòng IBE, khi đưa tín hiệu nhỏ vào chân B => làm cho dòng IBEtăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm , sụt áp trên Rg cũng thay đổi => và kết quả đầu ra ta thu được một tín hiệu tương tự đầu vào nhưng có biên độ lớn hơn.
=> Kết luận : Phân cực nghĩa là tạo một dòng điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín hiệu yếu đi vào cực B , dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra .
- Một số mach phân cực khác .
* Mạch phân cực dùng hai nguồn điện khác nhau .
Mạch phân cực dùng hai nguồn điện khác nhau
* Mach phân cực có điện trở phân áp
Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác nhau, thì mạch phân cực thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa đấu từ B xuống Mass.
Mạch phân cực có điện trở phân áp Rpa
* Mạch phân cực có hồi tiếp .
Là mạch có điện trở phân cực đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào ( cực B) mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuyếch đại khi hoạt động.
Comments are closed.