Dung lượng của Tụ bù bao nhiêu là đủ tính toán thế nào?

Tụ bù nền là lượng tự bù được đóng thường trực trong hệ thống điện. Dung lượng của tụ bù nền thường phải đảm bảo không gây ra hiện tượng bù dư.

Cần phân biệt bù nền và bù riêng lẻ: bù nền dùng cho 1 nhóm thiết bị hoặc cả phân xưởng, bù riêng áp dụng cho 1 thiết bị. Cách lắp đặt và hoạt động của bù nền và bù riêng khá giống nhau

Bù nền thường được thực hiện qua MCCB hoặc contactor. Có thể sử dụng thêm 1 relay dòng điện phục vụ cho bù nền

Giả sử rằng bạn có 1 nhà máy có công suất đỉnh là 160kW, hệ số công suất Cosphi trước khi bù là 0.75, hệ số công suất bạn mong muốn sau khi bù là 0.95. Nhà máy này làm việc liên tục 24/24. Trong quá trình hoạt động, khảo sát nhận thấy nhà máy chỉ hoạt động tại các mức công suất 100kW, 110kW, 120kW, 130kW, 140kW, 150kW và 160kW. Chúng ta sẽ cùng xem xét và so sánh 2 phương án bù sau đây

Phương án 1 : Bù ứng động 5 cấp x 20kvar

 


Phương án 2 : Bù nền 1 cấp 50kvar + ứng động 4 cấp x 10kvar


Hoạt động của bộ điều khiển lúc này như bảng sau

Nhận xét: trường hợp có sử dụng tụ bù nền thì lượng bù đáp ứng chính xác hơn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta tiến hành tụ bù nền không phù hợp dễ dẫn đến hư hỏng thiết bị trong thời gian không tải vì tụ bù nền sẽ gây hiện tượng quá điện áp. Một giải pháp hữu hiệu để phòng trường hợp này là tụ bù nền được đóng cùng với công tắc mở nguồn của 1 hệ thống máy móc.

READ  Tìm hiểu nguồn gốc sinh ra sóng hài ở các bộ nghịch lưu (Biến tần)

Tính toán tụ bù nền

Trong quá trình thiết kế, kỹ sư thiết kế sẽ dựa vào hệ số đồng thời, công suất đặt, hệ số công suất trung bình để tính toán tụ bù nền

Chúng ta cũng có thể tính toán tụ bù nền dựa vào công suất của máy biến áp

Trường hợp hệ thống đang hoạt động mà cần đo đạc, tính toán lượng bù nền thì ta cần theo dõi phụ tải và ghi nhận công suất, cos phi tại nhiều thời điểm và tính toán như bình thường