Một DAC tốt sẽ xử lý hoàn hảo tín hiệu đầu vào ( Digital ) và đầu ra (Analog). Việc xử lý phần analog mọi người đã quen làm, thế còn phần Digital. Biểu hiện của việc xử lý tốt tín hiệu đầu vào là loại bỏ ảnh hưởng của dây dẫn (chứa SPDIF ) và tiếp đó là ảnh hưởng của đầu phát. Nếu DAC nhạy cảm với những vấn đề trên và để đầu phát trở thành sếp thì có nghĩa là nó không có khả năng xử lý Jitter đưa đến. Mình chỉ mơ ước làm được việc loại bỏ phần nào ảnh hưởng của dây, chứ không mơ giảm thiểu ảnh hưởng của đầu phát, mặc dù rất thèm.
Sau dự án PCM1702 , em muốn làm thêm một cái DAC nữa rồi tính chuyện nghỉ ngơi là vừa .Tuy rất hài lòng với PCM1702 mà thực tế là bấy nay em vẫn nghe nó hàng ngày nhưng đầu tư như thế là khá cao , lại tốn nhiều công sức ,nghĩ chuyên làm lại thì thật oải ,chả biết lúc đó sao mình lại làm được nữa .Nếu được làm lại từ đầu thì chắc chắn mình chỉ chipamp và vụ DAC này thôi
Nguồn bài viết: n_nhoang thành viên VNAV
[su_box title=”Nơi bán đồ chơi ” box_color=”#32a650″]Mạch giải mã TDA1543 + CS8412 giá siêu rẻ
[su_button url=”https://shopee.vn/p-i.302202795.16206973149″ target=”blank” style=”stroked” background=”#1da64c” size=”5″ center=”yes” radius=”5″ icon=”icon: share-square-o”]TỚI NƠI BÁN[/su_button] [/su_box]Dự kiến TDA1543 em đã trình bày chung với chipamp ,nhưng nằm ở đó không tiện nên kéo sang đây , Thực ra diễn đàn cũng có dự án lắp DAC này rồi ,nhưng chuyện xảy ra đã lâu nên em quyết lập topic mới
TDA1543 là dòng R2R của Phillip sản xuất những năm 1991 , có rất nhiều nét giống với TDA1541 đã thành công vang dội .Tuy nhiên TDA1541 giờ đây bị kéo lụa nhiều quá . Bản thân TDA1543 rất rẻ và đơn giản về linh kiện ngoại vi và yêu cầu nguồn cung cấp nên rất dễ thực hiện ,chất âm rất mộc mạc và nếu biết khai thác công năng em nó cũng cực kỳ thâm hậu , Các diễn đàn DIY thế giới cũng đánh giá rất cao em này . Dự án Chipamp chạy ắc quy và giờ đây DAC 1543 chạy acquy là đích em nhắm tới . Hoá đơn tiền điện cuối tháng sẽ còn giảm nữa
Đây là hình ảnh 2 em nổi tiếng của hãng Phillips
Xét về TDA1543
Datasheet có ghi rõ khả năng xử lý 16 bit nhưng chấp nhận dữ liệu có tốc độ lấy mẫu đạt max 192khz đây là điều mà thời điểm ra đời không mấy ai quan tâm , thế nhưng với tốc độ phát triển của kỹ thuật số nguồn âm này ngày càng có sẵn .Đây là một điểm cộng cho DAC này
Cũng có lẽ Phillips nhìn thấy Nhật bản có chuẩn EIAJ cạnh tranh với I2S nhưng khá vất vả trong việc chuyển đổi định dạng khi các hãng Nhật bản làm CDP lại muốn xài một số DAC của Châu Âu và Mỹ ( TDA 1541, PCM xx… ) vốn chỉ nhận I2S nên họ làm luôn loại TDA 1543A nhận chuẩn này 😉 , sau này có thiết kế thêm dòng TDA1545 cũng theo phong cách đó , như vậy trên thị trường tồn tại 2 loại TDA 1543A và thường ( TDA1543 )để phân biệt cho 2 định dạng . Khi mua hàng chúng ta cần chú ý đặc điểm trên
Lý do không chồng tầng
Em cũng không có ý định chồng TDA mà chỉ dự kiến chạy 1 TDA 1543 thôi ,vì dự án này chạy Acquy nên ưu tiên tiêu hao công suất thấp nhất có thể , nếu chồng như vậy dòng tiêu thụ khá lớn
Lý do nữa là úp thìa có thể được cái lọ nhưng lại mất đi cái chai … 😉 nên cũng không phải là giải pháp hoàn hảo nhất
Thị trường có tung ra một sản phẩm thương mại Muse bán đâu chỉ hơn 1 triệu , nhưng âm thanh không hay lắm , nó có 4 TDA1543 và dùng DIR9001 ,lý do làm nó không hay sẽ được phân tích ở phần sau
Nguồn cấp cho TDA1543
DTA1543 yêu cầu nguồn đơn và chỉ 1 nguồn duy nhất cấp ở chân số 5 , theo datasheet là 5v , một số tay chơi lần lượt thử từ 5v-8v để xem điểm nào cho âm thanh hay nhất . Tuy vậy bí mật lớn nhất của DAC này lại nằm ở chân số 7 chân Vref , chân này nối một điện trở xuống mát làm tham chiếu ,ngay hãng cũng không cho giá trị của trở này , chỉ đề Rref . Lý do là nó phụ thuộc vào mạch I/V phía sau ( Ra ở chân số 6 , 8 )và phải tính toán sao cho tín hiệu không bị méo
Mạch I/V
Đây là đất để các tay chơi chọt nhiều nhất , với TDA1543 có thể kiến tạo phần I/V thụ động do dòng ra tương đối kha khá của nó . Gọi là I/V thụ động vì trên mạch này không có bóng dáng linh kiện tích cực nào , nó chỉ đơn giản dùng điện trở tạo áp và tụ nối tầng xuất ra ngoài ,chả cần lo cấp nguồn riêng nuôi ai trong tầng này .Mạch thì thật đơn giản , nên người ta ưu tiên chọn linh kiện gấu nhất có thể để nâng cao chất lượng .
DAC TDA1543 của lão khoai Tây lông Peter Daniel là một ví dụ , lão tuyền xài Caddock TF020 và BG
Mạch I/V dùng Opamp có sự đơn giản đứng thứ 2 ,lại đảm bảo biên độ ra thoải mái ,vững vàng do có phần tử khuếch đại là opamp gánh vác , ngành công nghiệp điện tử đến nay đã chế tạo được vô số dòng Opamp xuất sắc ….Có thể vì thế nên nó được dùng khá phổ biến trong đại đa số máy từ đồ hãng đến tay chơi DIY , từ Hí-en đến low end . Rất quen thuộc nên không cần nói nhiều .Mạch cơ bản xài cho TDA1543 có thể ví dụ dư lày . Opamp có thể xài nguồn đơn nên ứng dụng chạy bằng acquy vẫn được
Mạch I/V chạy bán dẫn rời
Mạch này cũng được nhiều tay chơi chú ý , thực ra nói về mạch điện thì OPamp rắc rối hơn nhiều , nhưng vì Opamp được tích hợp sẵn chỉ thò vài chân ra cho người sử dụng nên nó lại thành đơn giản về lắp đặt . Mạch I/V bán dẫn rời có thể xài BJT hoặc Fet , nếu lựa chọn và lắp đặt tốt cũng rất hay vì nhiều người không khoái chất âm của Opamp.
Với TDA1543 có thể ráp mạch rời , chạy nguồn đơn được , một Khoai Tây lông khác là lão Eric Juaneda đã tung ra sản phẩm thương mại kiểu mạch như sau
Mạch I/V thứ tư,kiểu cuối cùng cho chất âm quyến rũ, nịnh bợ lỗ nhĩ nhất là dùng đèn. Ma thuật của đèn đóm làm nhiều người tham chiến mạch này, có cả trang Web lampizator của tay chơi người Balan thực chất là mod CDP chạy opamp —> đèn
Có thể lấy một ví dụ cho DAC này bằng sơ đồ mạch ở trên .Tuy vậy dự án này chạy acquy nên phần này cũng đành …….tham khảo :
Sau khi đi một vòng tham khảo các kiểu I/V , bây chừ bí luôn không biết nên chọn mạch nào nữa.
Mạch tiếp theo quan trọng vô cùng, nhưng lại rất ít đất cho dân chơi có thể tác động được tới lại là ở phía trước TDA, hay nói chung là cung cấp dữ liệu I2S cho DAC xử lý
Hiện nay có 2 trường phái đang song song phát triển là lấy I2S từ một chíp Receiver xử lý tín hiệu từ S/PDIF ra. Định dạng này đã tồn tại hơn 30 năm nay do Phillips và Sony cùng phát triển. Vì tính lịch sử nên tất cả các DAC đời cũ và một phần lớn DAC đời mới đều có hỗ trợ ,tính tương thích cao.
Một trường phái mới rất tiên tiến hiện nay là sử dụng nguồn phát từ máy tính, nó truyền dữ liệu bằng cổng USB và xử lý thành I2S cho chíp DAC ,không còn bóng dáng định dạng S/PDIF trong đó nữa. Trước đây việc xử lý tín hiệu này còn khá nhiều hạn chế nên ngoài tính tiện dụng ra thì chất âm của nó không có cửa để so với CD truyền thống. Tuy nhiên công nghệ phát triển nhanh trong vài ba năm gần đây đã xử lý rất tốt kỹ thuật này ,nguồn phát từ máy tính có vẻ như đang đe doạ nghiêm trọng đến sự tồn tại của CDP và transpord trong tương lai gần. Tất nhiên để khai thác lợi thế của nguồn âm này cũng còn có những phương án khác qua con đường S/PDIF để xài cho các DAC cũ chỉ chấp nhận S/PDIF, Cuối cùng vẫn phải lấy lỗ tai của chính mình để quyết định chơi định dạng nào mà thôi
Theo hiểu biết của mình thì chủng loại chíp Digital Audio Receiver cho S/PDIF không nhiều , lý do là nó chỉ xài cho DAC rời chứ CDP cũng chả dùng , thậm chí như đã nói DAC xài USB tân thời hiện nay cũng không cần nó, nhặt nhạnh mãi chỉ lèo tèo mấy ẻm sau
Họ hàng nhà Cirrcus Logic
Đội này có vẻ hùng hậu nhất , Một seri từ CS8411-CS8418 trong đó có 3 em hay được dân chơi xài
CS8412 chân cẳng dạng DIP ,ăn điện 5v , em này sức vóc có 24 bit-48KHZ là kịch thủ ,nhưng một thời được dân chơi mê mệt
CS8414 chân cẳng dạng SOP nhưng dùng Araptor có thể cắm thay tương đương cho CS8412 , sức em này chiến được 24 bit-98KHZ
CS8416 đời này chân cẳng dạng SOP ăn điện chỉ 3,3v và không tương đương để thay thế 2 em đầu ,tuy nhiên nó chiến được đến 192khz
Họ hàng nhà này Jitter công bố trong Datasheet là khá cao , tới 200 ps . Tuy nhiên có vẻ như dân chơi lại chuộng mấy em này nhất do chất âm được đánh giá là hay . Thế mới biết chỉ nói Jitter thấp chưa chắc đã bảo bảo cho âm thanh hay nhé.
Họ nhà Burr-Brown
Đại diện em thấy có DIR9001 em này chân cẳng cũng dán , nom hao hao giống CS8414 , cũng chiến được 24 bit-98khz .Datasheet bẩu Jitter thấp ,chỉ 50ps rõ ràng thấp hơn họ nhà CS .Thế nhưng thực tế sử dụng em này ít được dân chơi mặn mà gì lắm , nhiều tay chơi còn bẩu nghe chán chết có lẽ vì em này mải mê giảm Jitter quá nên âm thanh không còn nguyên sơ , tự nhiên như thủa ban đầu nữa chăng . Sản phẩm Muse dùng TDA1543 x4 ở trên dùng Receiver này.
Họ nhà Wolfson
Đại diện là anh em Wm8804 -05
Anh em nhà này vận hành cần có thạch anh bên ngoài thúc đít , tuy vậy số liệu kỹ thuật rất gấu , xử lý tới 24-192khz ngang ngửa CS8416 nhưng Jiiter lại thấp hơn , cỡ 50 ps . Chất âm được khen ngợi thậm chí nhiều người tuyên bố hơn hẳn anh em nhà CS
Để nghĩ tiếp xem còn em nào đưa vào đây so găng không
Jitter
Kỹ thuật số trong Audio có thể tạm phân 2 thông tin quan trọng , đó là dữ liệu bit và thời gian thông qua tốc độ lấy mẫu . Nôm na là số lượng các số 0 và 1 với thông tin thứ tự về mặt thời gian giữa chúng
Sự sai lệch trong xử lý tín hiệu số nằm ở thông tin về thời gian hay còn gọi là Jitter . hay Jitter là sự phản ánh sai lệch về mặt thời gian so với bản chất vốn có của tín hiệu .Về mặt lý thuyết người ta không thể triệt tiêu nó mà chỉ giảm thiểu được nó . Hay nói một cách khác phải tìm cách đối mặt với nó
Định dạng S/PDIF truyền dẫn dữ liệu chả hiểu Phillips và Sony nghĩ thế nào ,ngày xưa đã gói cả thông tin về dữ liệu và thời gian trong một thông tin duy nhất gọi là mã hóa Biphase . Thông tin về dữ liệu và thời gian này phải được phục hồi trong chip Receiver để gửi cho chip DAC hiểu, xử lý
Các Receiver phục hồi dữ liệu nôm na bằng các cách sau
Tách thông tin đồng hồ trong S/PDIF , sử dụng chính nó để gửi tiếp cho DAC sử dụng các mạch PLL từ một đến 2 tầng để khóa pha đảm bảo chính xác thông tin đầu vào và đầu ra . Đây là chế độ Slave. Đồng hồ chủ chính là lấy từ đầu đọc gửi đến
Xài đồng hồ mới gấu hơn đặt cạnh chíp Receiver . đồng hồ gửi cho chip DAC sau đó là của đồng hồ mới này , có đồng bộ PLL với đồng hồ trong tín hiệu S/PDIF. Đây là chế độ Master
Các chip Receiver đa phần có chế độ tùy chọn cho người sử dụng thích chơi kiểu gì . Ví dụ như CS8414 trong datasheet có các chân M0 ( 23) chân M1 (24) , M2 ( 18) , M3 ( 17) để xác lập Formats
Việc sử dụng mạch PLL và đồng hồ bên ngoài về lý thuyết có thể cho Jitter thấp hơn so với đầu vào , tất nhiên nó sẽ sinh ra Jitter mới có thể thấp hơn ,tuy nhiên thông tin về thời gian này không phản ánh chính xác thông tin nguyên gốc .Một số nhà phê bình nói rằng chấp nhận Jitter cao hơn một chút nhưng đảm bảo nguyên gốc sau đó nghĩ cách khác xử lý thay vì cố ép chỉnh sửa mới cho nó đẹp nhưng thông tin đã bị vĩnh viễn sai lệch không có cách nào phục hồi được nữa . Một số người đã không chấp nhận sử dụng đồng hồ bên ngoài , hoặc họ có cách sử dụng khác trên cơ sở tôn trọng đồng hồ nguyên gốc nhúng trong dòng dữ liệu S/PDIF đầu vào.
Nguồn phát từ máy tính thông qua USB —> I2S hay chuyển đổi về S/PDIF sẽ được cân nhắc tiếp , các bác cứ cho ý kiến chỉ đạo
Phương án sử dụng tín hiệu S/PDIF xem ra cũng khá rắc rối , đây mới là chơi kiểu NOS chứ mà chiến thêm Oversampling thì lại còn lằng nhằng tiếp .
Có một đặc điểm khá hay của một số chíp Receiver lấy ví dụ CS 8414 là nhìn vào Datasheet , nó có khả năng xử lý jitter rất tốt ở tần số trên 10KHZ điểm yếu là phần dưới trong khi phần này ảnh hưởng rất nhiều đến âm thanh
Nếu S/PDIF đưa tới được nâng Jitter lên ngưỡng xử lý tối ưu của CS thì đây là một kỳ tích . Một kỹ thuật thực hiện điều này đã đăng ký bản quyền và tung ra sản phẩm thương mại bán với giá rất cao nó xuất phát từ Đức , lại kỹ thuật người Đức 8) . Trong khi thiên hạ đang mải mê tìm các giải pháp giảm Jitter thì sản phẩm này ngược lại làm tăng Jitter lên và chuyển đổi tới tần số cao hơn khi người ta đo đạc nó . Tuy nhiên điều kỳ diệu mà mọi người phải ngạc nhiên là nó gần như loại bỏ ảnh hưởng của nguồn phát 😯 Một điều chắc chắn sẽ có nhiều người không thích .Chỉ với 500 eur bạn sẽ có nó , đó là cái gì thì các bác biết cả rồi .Ôi giấc mơ của em
Sở dĩ mình cứ loằng ngoằng những điều này vì muốn kêu gọi các cao thủ diễn đàn ẩn danh chưa lên tiếng nghiên cứu ý tưởng đó . Thực sự ngoài tầm khả năng cuả mình .Đây là ý tưởng đối mặt với Jitter theo mình là hữu hiệu nhất
Say vì tất niên quá, huyên thuyên tý ạ
Sau khi có chíp Receiver ghép thẳng với chip DAC thế là ta đã có một cái DAC chạy rồi 😆
Việc lựa chọn đầu vào có thể dùng Coaxial hay Optical , nếu dùng quang thì nên chọn của Toslink , tai trâu em thấy nghe cũng ổn . Các Receiver đời sau có thể cho phép lựa chọn nhiều cổng vào như CS8416 hay WM8805
Khai thác nguồn âm từ máy tính
DAC này cũng sẽ chạy được nguồn âm của máy tính vì một số đời sound cad máy tính có hỗ trợ xuất tín hiệu cổng này
Máy tính là thiết bị khó hiểu với nhiều người …tầm tuổi mình . Hãng Evo có tung ra thị trường thiết bị chuyển đổi USB-->S/PDIF được đánh giá cao nó đó là Hiface chạy chuẩn USB1.0 và Hiface Two hỗ trợ usb 2.0. Rất nhỏ gọn , xinh xắn. giá cũng khá cao từ 3-4 tr tuỳ đời tại thời điểm này
Về đám sound cad thì nói chung xưa nay không hợp lắm với Audiophile ,tuy nhiên hãng Juli@ có sản phẩm cũng nghe được , họ xuất nguồn âm máy tính thông qua cổng Optical , giá cả mềm hơn Hiface nói trên
Sở dĩ em vẫn đề cập đến phương án trên vì nó vẫn sử dụng cho các CDP hay Transpord gấu ,món này dân Audio đều có , thứ hai là khi muốn sử dụng nguồn âm máy tính nó vẫn là hữu hiệu nhất về việc cách ly hoàn toàn với máy tính .Một bài toán nan giải trong phương án sử dụng USB—>I2S sau
Hiện nay thị trường tung ra rất nhiều sản phẩm USB —> I2S hoặc USB DAC giá rẻ , chất lượng cao. Cả 2 loại sản phẩm này đều được khai thác đuờng I2S để lắp cho DAC của các tay chơi DIY . Chúng ta sẽ phải cân nhắc hay dở của món này để lựa chọn nên chiến như thế nào
Dữ liệu Audio Digital truyền dẫn qua cổng Usb em biết có 2 dạng
USB synchronous hay còn gọi là kỹ thuật truyền dẫn usb đồng bộ , nó thực hiện trực tiếp truyền dữ liệu từ máy tính và không có vòng phản hôì kiểm soát , đồng hồ trong dòng dữ liệu cũng lấy từ máy tính . Thông thường các đồng hồ trong các máy tính không phải chuẩn dành riêng cho Audio và rất nhiều Jitter , phương pháp truyền dẫn và xử lý tín hiệu như trên cũng sinh ra nhiều Jitter . Phương pháp này rõ ràng không tốt nhưng nó đơn giản , rẻ tiền
USB Asynchronous hay usb không đồng bộ ,để giải quyết vấn đề chất lượng , việc truyền dẫn là có kiểm soát bằng việc bên nhận phản hồi thông tin trở lại máy tính chứ không đẳng thời như phương án trước , người ta thấy cách xử lý này cho Jitter thấp hơn . Đồng hồ âm thanh được phục hồi bằng việc sử dụng đồng hồ riêng bên nhận cho chuẩn 44,1khz và 48khz . Cách này giảm thiểu Jitter và ảnh hưởng từ máy tính , tuy nhiên chi phí cũng cao hơn
Chuẩn USB 1.0 được đề xuất từ khoảng năm 1999 , loại này giới hạn 24 bit ,96khz . Do ra đời đã lâu nên các hệ điều hành như Win, linux …đều mặc nhiên hỗ trợ
Chuẩn USB 2.0 được ra đời năm 2010 nó có tốc độ giới thiệu gấp 40 lần chuẩn cũ ,hỗ trợ 32 bit ,192khz dễ dàng . Từ năm 2010 định dạng USB2.0 Asynchronous đang buộc dân Audiophile thay đổi lại quan điểm
Như vậy kỹ thuật truyền dẫn Audio Digital từ nguồn phát là máy tính được giải quyết và hoàn thiện rất nhanh chóng với sự giúp đỡ của công nghệ máy tính . Tuy nhiên , lại tuy nhiên ….vẫn còn một chút lăn tăn ….
Nguồn phát máy tính cần phải được cách ly vì môi trường này rất ồn ào . Kỹ thuật xử lý không đồng bộ loại bỏ được ảnh hưởng đồng hồ , nguồn nuôi cũng phải được nuôi riêng ,cái này cũng giải quyết tốt .Nhưng còn mát ( GND )
Việc cách luôn cả mát chỉ có con đường duy nhất là cách ly dữ liệu I2S Và người ta đã thực hiện , có một vài ic xử lý đề tài này ví dụ chip Adum isolator
Datasheet cho biết tốc độ truyền hiên nay cố lắm chỉ đạt 11Mbps vừa đủ cho yêu cầu Usb 1.0 . Tuy nhiên với chuẩn usb 2.0 yêu cầu 480Mbps các Chip isolator không đáp ứng được . Một số sản phẩm USB—> I2S trên thị trường có cho người dùng cân nhắc lựa chọn isolator có lẽ vì lý do này .Có lẽ một tương lai gần sẽ xử lý cái này ngon
Trong khi đó USB—> S/PDIF lại cách ly được hoàn toàn với nguồn phát là máy tính nhờ sử dụng cổng Coaxial có biến thế số hoặc dùng đường Optical . Nhưng nó lại phải đi hơi vòng vì lại phải trèo qua chip
Receiver đã nói ở trên
Các bác chém giúp vì có thể em chưa chuẩn lắm
Đến đây càng lúng túng , không biết nên đi hướng nào.
TDA1545 có thông số kỹ thuật tốt , nhưng không hiểu sao nó không được đánh giá cao như dòng TDA1540, TDA1541 và TDA1543 .Có thể nó mất đi sự mộc mạc đầy chất Anolog như các thế hệ liền anh của nó chăng
bây giờ chốt dần cấu hình vào dự án Em quyết là sẽ chiến như sau
Sử dụng đầu vào S/PDIF làm kênh chính cấp cho TDA1543 , tuy vậy vẫn có thể xài nguồn phát từ máy tính bằng các lựa chọn :
1- Đàu tư một ẻm USB--> S/PDIF ví dụ Hiface cắm phía đầu vào ,nếu xài CDP hay Transpord thì vẫn vô tư
2-Mua một board USB—>I2S ví dụ Wave I/O , bố trí một chuyển mạch phía trước TDA1543 ( Cầu dao chẳng hạn ) 8)
Như vậy thích nghe nhạc từ CDP hay từ máy tính vẫn được cả
Chíp Receiver dự kiến chọn nhà CS 8412/14/16 .Tuy nhiên CS8412 chỉ hỗ trợ đến 48khz nên sẽ bị loại .Như vậy chỉ còn CS8414 hoặc CS8416 .Theo em nếu khai thác nguồn âm máy tính nên xài 96khz đổ lên , nếu chỉ 48khz đổ xuống thì cứ CDP cho nó khoẻ.
Ý kiến bác rất xác đáng , CS8416 chạy áp 3,3v , hỗ trợ 24 bit ,192khz trong chế độ phần mềm
Em cũng có một bản nháp CS8414 ,và đang chú ý em này vì nó có thể nghịch thêm được một số cái
Tạm thời em khoe bản nháp , cấp điện nó hót ngay lắp tự ạ , em chạy acquy 12v chung với một chú ampli chipamp
Đang chờ bơn vài buổi , tuy nhiên âm thanh ban đầu khá sáng và chi tiết ,nhưng vẫn đầy đặn và đặc biệt giọng mộc của họ nhà Phil thì khó lẫn vào đâu được tiếng trầm sệt hơn họ nhà PCM1702 mình đang hay nghe
Mọi người thấy mình vẫn sử dụng kênh xử lý SPDIF làm chủ đạo cho DAC này , nói ra sợ lạc hậu chứ riêng mình vẫn thấy nó có khá hoàn hảo , vấn đề khai thác nó ra sao thôi
Vấn đề cốt yếu là kỹ thuật phục hồi đồng hồ nguyên gốc được mã hoá trong dòng dữ liệu , Các chíp Receiver có khá nhiều modes xác lập cho việc tuỳ chọn của người sử dụng , trong đó đơn giản nhất là việc reclock đồng hồ bằng một TCXO rất gấu (ví dụ như hay thấy CS8412 xác lập Modes 6 để xài) nhưng bản chất của phương án này đã đánh mất đi sự nguyên gốc của dòng dữ liệu và thực sự lỗ tai em cũng không chấp nhận âm thanh xử lý kiểu này .Có một kỹ thuật nữa là xác lập modes phù hợp ,sau đó sử dụng thêm mạch PLL chạy VCXO ngoài chip Receiver để phục hồi đồng hồ nguyên gốc ,sau đó mới reclock toàn bộ dữ liệu bằng đồng hồ này .Đây mới là phướng án tối ưu trong hướng đi ,thế nhưng nó là quá khó trong tầm dân Audiophile và như thế làm tăng cao chi phí và thực tế trên thị trường VN không thấy ai bán VCXO mà xài cả
Các bác cũng đừng sốt ruột chip TDA1543 đang trên đường về VN và nó lại không phải là linh kiện đắt nhất trong mạch 😉 vấn đề là em đang lúng túng làm sao để layout mạch và tiến độ vô cùng chậm
DAC chồng thìa là em không khoái , ngoài việc nâng cao được độ động thì tính uyển chuyển , độ tinh tế lại bị hao hụt .nên em cũng không úp
Việc tách riêng các mảng I/V , USB …em cũng chưa có ý định triển khai ở đây vì dự án này chạy nguồn acquy và nó quá đơn giản nên chưa cần phải tách , nếu cần cho vào MKII ( Khi mà MKI chưa ra đời ) Dưng mà còn một lý do nữa là em hem có khoái mấy cái cục USB-->I2S rẻ tiền vì nó còn rất nhiều khiếm khuyết trừ một vài cái gấu thì PCB của nó rất đẹp nhưng các em đó hơi mắc tiền
Riêng phần mở rộng tiếp nhận nguồn SPDIF và Optical, vì còn đất trên PCB nên em cũng đang cân nhắc , công nhận các thiết bị phát nguồn nhạc số họ lo sợ nhiễu từ máy tính tuồn ra nên rất thích xuất Optical thật
Như đã trình bày , việc úp thìa tiêu hao dòng khá lớn , giải pháp của em sẽ dùng opamp để làm tầng I/V và như vậy chỉ sử dụng ít TDA1543 mà vẫn đảm bảo độ động . Hiện nay đo dòng tiêu thụ của toàn bộ DAC theo thiết kế em đang làm chỉ ngót ngét 100mA nên rất kinh tế
Em đã test với một DAC khá gấu và em nó vẫn đang còn kém hơn một chút về độ truyền cảm ,nhưng về cơ bản đã có thể chấp nhận được rồi .Tuy vậy để xứng đôi với chipamp cần có thời gian hoàn thiện thêm . đó cũng là lý do em chưa vội vàng triển khai dự án , các bác thông cảm
Cuối cùng mình vẫn chốt cấu hình dùng CS8414 , so với WM8805 nó có nhiều lợi thế
-Mạch đơn giản , không yêu cầu Xtal ngoài
-Dễ kiếm hơn ( và cũng dễ dính hàng dỏm hơn )
-Nhiều chỗ nghịch hơn … 😉
-Có thể cấu hình cho nó xuất dữ liệu ra đinh dạng EIAJ , kết nối với TDA1543A , TDA1545A … nếu ai chót có
-Tương tự có thể thay thế bằng CS8412 , chí chú ý thay đổi mạch lọc PLL cho phù hợp
Đang xem ngày để đặt SK