Chất dẫn điện là gì? Phân loại và ứng dụng chất dẫn điện?

Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về chất dẫn điện, phân loại và cá dứng dụng của chất dẫn điện, Các tính chất của chất dẫn điện…

Định nghĩa

Chất dẫn điện là vật liệu có độ dân điện cao. Trị số điện trở suất của nó (khoảng 10-8 + 10-5 Ω.m) nhỏ hơn so với các loại vật liệu khác như chất điện môi – cách điện.

Trong tự nhiên chất dẫn điện có thể là chât rắn – kim loại, chất lỏng – kim loại nóng chảy, dung dịch điện phân hoặc chất khí ở điện trường cao.

Phân loại và ứng dụng của chất dẫn điện

  • Chất dẫn điện có điện trở suất thấp – Ag, Cu, Al, Sn, Pb… và một số hợp kim: thường dùng làm vật liệu dẫn điện
  • Chất dẫn điện có điện trở suất cao – Hợp kim Manganin, Constantan, Niken-Crôm, Cacbon: thường dùng để chế tạo các dụng cụ đo điện, các điện trở, biến trở, các dây may so, các thiết bị nung nóng bằng điện

Các tính chất của chất dẫn điện

Điện trở suất: Điện trở của vật liệu trong một đơn vị thiết diện và chiều dài:

Hệ số nhiệt của điện trở suất (α): biểu thị sự thay đổi của điện trở suất khi nhiệt độ thay đổi 10oC. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất cũng tăng lên theo quy luật:

READ  Các loại thiết bị truyền động khác nhau

Hệ số dẫn nhiệt: λ [w/ (m.K)] là lượng nhiệt truyền qua một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian khi gradien nhiệt độ bằng đơn vị

Công thoát của điện tử trong kim loại: Công thoát của kim loại biểu thị năng lượng tối thiểu cần cung cấp cho điện tử đang chuyển động nhanh nhất ở 00K để điện tử này có thể thoát ra khỏi bề mặt kim loại.

EW = EB – EF

Điện thế tiếp xúc: Sự chênh lệch thế năng EAB giữa điểm A và B được tính theo công thức:   VAB= EAB = EW2 – EW1