Nguyên tắc lắp mạch điện dùng nẹp và ống luồn dây điện

Việc sử dụng nẹp và ống luồn dây khi lắp hệ thống điện cho nhà ngày nay đã quá phổ biến từ thành thị tới nông thôn, vì những lợi ích mà nó mang đến lớn hơn giá trị kinh tế đầu tư. Những người thợ và kỹ sư đã tổng hợp được những lợi ích sau:

  • Chống nhiễu điện từ (nhiễu từ bên ngoài tác lên hệ thống dây dẫn… gây ảnh hưởng chất lượng điện)
  • Bảo vệ chống va đập cho dây dẫn điện (lớp vỏ cứng chắc của nẹp và ống chống lại các lực tác động từ bên ngoài, giúp dây không bị đứt, dập…)
  • Được sử dụng làm nối đất cho các thiết bị điện (với lớp ống và nẹp bằng kim loại người ta tận dụng làm đường dẫn điện nối đất rất tốt)
  • Hệ số giãn nở thấp (Các loại vật liệu chế tạo vật liệu ống và nẹp có độ co giãn ít, không gian trong ống rộng giúp các dây trong ống không bị bó chặt, khi giãn nở do nhiệt độ không gây ảnh hưởng cấu trúc tường)
  • Chống va đập, chống ăn mòn, chống gặm mòn từ các loại côn trùng và gặm nhấm (được bảo vệ trong ống và nẹp cứng chắc… giúp dây điện không phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài)
  • Ống thép luồn dây điện có khả năng chống cháy (với loại ống thép nó còn giúp công trình xây dựng của bạn an toàn hơn)
  • Dễ dàng thay đổi và đi lại dây dẫn điện (do dây dẫn được đặt trong nẹp và ống có đường kính lớn, dây không chiếm hết diện tích ống nên khi ần chúng ta vẫn còn không gian để tháo và đi lại dây dẫn)
  • Độ bền cao – Chi phí vòng đời thấp (với chất lượng tốt, các công trình xây dựng hầu hết chỉ cần lắp hệ thống nẹp và ống một lần duy nhất)
  • Hoàn toàn có thể tái sử dụng (với các loại ống lớn, nẹp lớn khi không sử dụng ta có thể tái sử dụng và việc khác)

Lp đặt mch đin vi ng np vuông

Lp đặt mch đin vi ng np vuông gm có các bước như sau:

READ  Hướng dẫn độ mạch để fix một số Pan máy lạnh (điều hòa) và máy giặt

Bước 1: Xác định vị trí đặt nẹp

  • Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc ổ cắm, đèn
  • Xác định đường đi của dây dẫn
  • Chọn kích thước nẹp cần đi

  • Tháo nắp nẹp và đặt thân nẹp vào vị trí đánh dấu
  • Dùng đinh thép để giư cố định nẹp trên tường
  • Khi rẽ nhánh T cần dùng dao cắt một bên cạnh của thân nẹp (như hình dưới)

  • Khi rẽ nhánh L cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp thẳng đứng và nằm ngang

 

  • Khi đi nẹp ở hai mặt phằng khác nhau cần dùng dao cắt 2 đầu nẹp ở mặt phẳng thứ nhất và thứ hai

Bước 2: Đặt dây dẫn vào nẹp

  • Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong nẹp
  • Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào nẹp cùng 1 lúc

Bước 3: Kết thúc

  • Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không

Lp đặt mch đin vi ng tròn mm.

Lp đặt mch đin vi ng tròn mm gm có các bước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí đặt ống

  • Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc ổ cắm, đèn
  • Xác định đường đi của dây dẫn
  • Chọn kích thước ống cần đi

Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống

  • Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong ống
  • Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào trong ống
  • Khi cần rẽ nhánh, trước khi luồn ống tiếp theo cần luồn vòng giữ co
READ  Mạch kiểm tra và báo điện áp bằng đèn LED

  • Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu và đặt luôn co vào chổ nối ống
  • Dùng đinh đóng vòng ốp giữ ống

 

Bước 3: Kết thúc: Kiểm tra lại mạch điện có ngắn mạch hay không

Lắp đặt điện nhà với ống tròn cứng.

Lắp đặt mạch điện với ống tròn mềm gồm có các bước như sau:

Bước 1: Xác định vị trí đặt ống

  • Xác định chính xác vị trí các thiết bị: công tắc ổ cắm, đèn, quạt
  • Xác định đường đi của dây dẫn
  • Chọn kích thước ống cần đi

Bước 2: Đặt dây dẫn vào ống

  • Xác định chính xác số lượng dây dẫn cần dùng trong ống
  • Đặt tất cả số lượng dây dẫn đó vào trong ống

  • Đặt ống lên vị trí mặt bằng đã đánh dấu
  • Dùng đinh đóng vòng ốp giữ ống

 

Bước 3: Kết thúc: Kiểm tra có ngắn mạch hay khôn