Varistor hay Tụ chống sét là gì?

Tụ chống sét ( Varistor hoặc Metal Varistor Oxit (MOV)) là một điện trở đặc biệt được sử dụng để bảo vệ mạch điện chống lại sự đột biến điện áp cao trong khoảng thời gian ngắn. Những xung áp cao và những xung gai sẽ tấn công đường dây điện và sẽ phá hủy nguồn cung cấp điện của các thiết bị. Khi đó, một tụ chống sét được lắp vào mạch sẽ có thể ngăn những xung áp cao và những xung gai này, tránh việc chúng phá hỏng thiết bị. Tụ chống sét còn được gọi là điện trở phụ thuộc điện áp hoặc Voltage Dependent Resistor (VDR).

   >> Kiểm tra tụ chống sét

 

metal-oxide-varistos

Chức năng của tụ chống sét: Trong điều kiện bình thường, điện trở của tụ chống sét là rất cao. Khi điện áp kết nối được đẩy lên cao hơn so với thông số kỹ thuật của tụ, điện trở trong mạch ngay lập tức được đẩy xuống thấp. Chức năng này cũng được sử dụng để bảo vệ các linh kiện điện tử khỏi sự tăng cao của điện áp. Các tụ chống sét chỉ đơn giản là thêm điện năng vào nguồn. Khi xung điện áp và xung gai xuất hiện, các tụ chống sét sẽ làm ngắt mạch và bảo vệ các thiết bị.

220px-Varistorfail_full

Tại thời điểm điện áp xuống thấp cũng là lúc dòng điện xuống thấp (tại đó điện trở là rất cao). Khi điện áp đạt đến điện áp của tụ chống sét, dòng điện được đẩy lên cao rất nhanh (điện trở là rất thấp). Mạch được ngắt.

READ  Những ứng dụng của hồ quang điện

Thông số kỹ thuật: Tụ chống sét là một loại điện trở nhưng thông số kỹ thuật của nó không phải là điện trở Ohm và công suất W. Đối với tụ chống sét thì thông số kỹ thuật quan trọng nhất là điện áp kẹp.

tu chong set

Điện áp kẹp: Là lượng điện áp tối đa trong một thiết bị bảo vệ, nó cho phép ngăn chặn sự gia tăng điện năng trong mạch. Khi thiết bị đạt đến điện áp kẹp của mình, nó ngăn chặn sự gia tăng cường độ dòng điện đi qua các thiết bị vào một hệ thống máy tính hoặc thiết bị điện tử khác.

tu chong set

Đây cũng là điện áp đoản mạch của tụ chống sét. Điện áp kẹp càng thấp càng bảo vệ tốt hơn. Nhưng mặt khác, điện áp của nguồn không được thấp, vì nó sẽ phá hủy tụ chống sét. Đối với nguồn điện là 230 V, một tụ chống sét với điện áp kẹp là 275 V là một sự lựa chọn tốt.

Hấp thụ năng lượng và tản năng lượng : Chỉ số này được đo bằng đại lượng Jun, và nó cho thấy mức năng lượng mà tụ chống sét có thể hấp thụ. Số jun càng cao thì mạch càng được bảo vệ tốt hơn. Một tụ chống sét có thông số hấp thụ/tản năng lượng khoảng 200-400 Jun là một tụ có mức bảo vệ vừa phải. Từ 600 Jun trở lên được coi là một tụ tốt. Để gia tăng khả năng hấp thụ năng lượng, ta có thể lắp hai hoặc ba tụ chống sét song song với nhau.

READ  Cách sử dụng đồng hồ vạn năng đo dòng và điện áp

xung

Thời gian phản ứng : Tụ chống sét ngắt mạch nhanh chóng nhưng không ngay lập tức. Luôn luôn có một độ trễ (dù rất nhỏ) khi chúng phản ứng lại với sự xung điện áp. Càng kéo dài thời gian thì sự xung điện áp càng gây hại nhanh chóng tới các thiết bị kết nối. Tốt nhất là phản ứng trong khoảng 1 ns hoặc nhanh hơn.

Lắp tụ chống sét trong mạch điện như thế nào? Khi nguồn điện bị tấn công bởi sét đánh thì tụ chống sét là phần tử đầu tiên tham gia bảo vệ, vì vậy để đạt hiệu quả lớn nhất cách mắc tụ chống sét phải đặt ở đầu ngồn.

Với mạch điện một pha, tụ chống sét sẽ được mắc sau cầu chì và công tắc, nối giữa 2 dây dương và trung tính như hình bên dưới (tụ ký hiệu MOV)

Sơ đồ lắp tụ chống sét trong mạch điện 1 pha
Sơ đồ lắp tụ chống sét trong mạch điện 1 pha

Với mạch điện 3 pha, lúc này số pha dương tăng lên gấp 3 lần, vì vậy số lượng tụ dùng nhiều hơn, cách mắc cũng phức tạp hơn giữa dây dương, trung tính và nối đất.

Sơ đồ lắp tụ chống sét trong mạch điện 3 pha
Sơ đồ lắp tụ chống sét trong mạch điện 3 pha

Một số bộ nguồn xung được lắp tụ chống sét bảo vệ

Do đặc thù mỗi hãng sản xuất chọn màu khác nhau không căn cứ vào màu để nhận biết tụ chống sét, các bạn có thể nhận biết bằng hình dạng hoặc vị trí lắp của tụ qua một số mạch nguồn xung sau đây:

Tụ chống sét màu đen
Tụ chống sét màu xanh dương

 

Tụ chống sét màu xanh lục