Mạch cảm biến mức

mạch cảm biến mức

Hình trên là sơ đồ nguyên lý mạch cảm biến mức  có ưu điểm đơn giản, dễ lắp và hoạt động ổn định của tác giả Tony van Roon.

Linh kiện sử dụng trong mạch: 

  1. R1 = 470K
  2. R2 = 15M*
  3. C1-C4 = 2N2 (2.2nF11)
  4. D1 = 1N4001
  5. D2,3 = 1N4148
  6. N1,N2 = MC14093B (CD4093)
  7. T1 = 2N3906 (these will work also: PN200, 2N4413) (NTE159, ECG159, BC557, BC157, TUP)
  8. Ry = Relay (12V or matching supply voltage)
  9. Đầu dò cảm biến  thép không rỉ (inox), đồng, crom…ví dụ như nan hoa xe đạp, xe máy…

 

Mạch cảm biến ở trên sử dụng tín hiệu xoay chiều cho đầu cảm biến để loại bỏ sự ăn mòn đầu cảm biến. Dòn điện xoay chiều được chỉnh lưu và dùng Transistor T1 đóng mở relay (relay là loại 12V)

Điện trở R2 đùng điều khiển độ nhay cảm biến, giá trị lựa chọn từ 10 – 20 Mega Ohm, tốt nhất nên sử dụng biến trở hay điện trở và biến trở mắc nối tiếp.

IC MC14093B là một IC CMOS  4 cổng NAND 2 đầu vào, nguồn cấp cho IC có thể từ 3 – 18VDC, hoặc có thể dùng IC CD4093 để thay thế.

Các tụ điện có thể dùng loại tụ không phân cực ceramic hay mica (mila) hoặc một vài loại khác

Lưu ý: Đối với IC các đầu vào chưa sử dụng cần được nối xuống GND hay 12V. Trong trường hợp này, chân số 8, 9, 12 và 13 phải nối GND hay 12V. Các chân đầu ra 10 và 11 có thể được bỏ ngỏ. Bạn có thể sử dụng khi cần.

READ  Sơ đồ mạch đèn chiếu sáng khẩn cấp giá thành rẻ

Nút Reset là tùy chọn, và Relay các bạn có thể thay thế bằng bất cứ thứ gì thích hợp như: còi, đèn, động cơ…